Sử dụng tường lửa (Firewall) để bảo vệ máy tính

Máy tính nối mạng Internet thường dễ bị lây nhiễm virus và những dạng file độc hại… Vì vậy, từ phiên bản Windows XP service pack 2 (SP2) đã được tích hợp thêm Windows Firewall với giao diện thân thiện, dễ sử dụng.


Bài viết này giới thiệu Firewall của Windows XP (SP2), do vậy nếu máy tính của bạn cài phiên bản cũ hơn thì có thể không thấy tính năng này mà đó chỉ là Internet Connection Firewall khó sử dụng hơn.

Mở Control Panel. Bấm chuột chọn biểu tượng Windows Firewall hình bức tường chắn trước quả địa cầu để mở ra hộp Windows Firewall.

– Thẻ General: Thông báo đầu tiên của Windows là giới thiệu Firewall giúp người dùng tăng khả năng bảo vệ máy tính, ngăn ngừa những vị khách không mời mà đến, tìm cách xâm nhập qua mạng máy tính hoặc Internet. Trong đó:

– Biểu tượng ở dưới cùng có hình cái khiên màu đỏ với gạch chéo màu trắng cùng chú thích là Off (Not recommended) tức là tắt tính năng của tường lửa. Không nên chọn.

– Biểu tượng ở giữa là On (Recommended) và được đánh dấu theo mặc định, tức là tường lửa đang ở chế độ mở để bảo vệ máy tính và điều này được khuyến khích nên dùng. Nếu đánh dấu vào ô Don’t Allow Exceptions thì chương trình này sẽ chặn tất cả, không loại trừ ngoại lệ. Danh sách ngoại lệ này được đánh dấu trong thẻ Exceptions. Khuyến cáo rằng nên đánh dấu ô này khi kết nối máy tính tại những vị trí cảm thấy an ninh mạng không cao.

– Thẻ Exceptions: Khung Programs and Services là nơi chứa danh sách các chương trình, các dịch vụ nào được phép loại trừ sự ngăn chặn của Firewall.

Bấm nút Add Program bấm chọn danh sách chương trình được loại trừ rồi bấm OK để đưa vào danh sách. Tương tự như vậy nút Add Port là đối với các cổng.

– Thẻ Advanced: Là những thiết lập nâng cao như việc kết nối trong mạng, giao thức kiểm soát tin nhắn qua Internet, tự động phục hồi lại các thiết lập mặc định…

Theo Quantrimang

__________________


Trỏ chuột cho windows

Bạn thấy trỏ chuột của windows minh đang dùng không được đep?, cũng như nó nhàm chán và muốn thay dổi.
Mình muốn giới thiệu với các bạn một chương trình trang trí cho thêm phần sinh động cho windows với phần mềm CursorFX_public.
Sau khi download chương trinh về bạn cà đặt và khởi động chương trình sau đó chọn loại kiểu chuột mình thích ở mục My Cursorfs.
Chọn hiệu ứng mục: Effects.
còn một số mục bạn tự tìm hiểu nha.

Bạn có thể tải chương trình tương thích với mọi windows tại:
Download
Tại http://www.wincustomize.com có nhiều kiểu để bạn chọn lựa và còn thêm các giao diện để trang hoàn cho windows thêm phần hấp dẫn.

Bắt kẻ trộm laptop bằng… phần mềm miễn phí

Thử tượng tượng laptop của bạn bị đánh cắp. Bỏ qua giả thiết là bạn sẽ không còn laptop để có thể đọc được bài viết này, và thay vào đó đang cố nghĩ cách làm thế nào để lần tìm ra dấu vết nó.

Laptop là một trong nhữngmục tiêu được giới đạo chích ưa thích vì dễ vận chuyển và tiêu thụ. Ảnh: emesa.wordpress.com.

Hiện tại có một số dịch vụ, như LoJach, được thiết kế để giúp tìm ra các laptop bị trộm nhờ xác định địa chỉ IP nơi chúng được sử dụng và qua một vài phương thức tiếp cận khác.

Tuy nhiên, theo một nhóm các nhà khoa học về máy tính tại trường đại học Washington, giá bạn phải trả cho dịch vụ này là việc mất đi sự riêng tư cũng như sự tín nhiệm vào một bên thứ 3.

Đó là lý do nhóm này đã đi đến với giải pháp thứ 2 của mình gọi là Adeona, tên của một thần bảo vệ La Mã.

Ý tưởng đằng sau Adeona, theo Tadayoshi Kohno và Gabriel Maganis, người đã có một buổi nói chuyện về dự án này tại hội nghị Gnomedex thứ 7 vừa qua, là tạo ra một giải pháp bảo vệ máy tính của người sử dụng không dựa vào các phần mềm có đăng ký bản quyền cũng chư các máy chủ tập trung của các công ty cung cấp các loại phần mềm đó.

Adeona, theo họ, là hệ thống lần dấu laptop sử dụng nguồn mở, miễn phí đầu tiên trên thế giới, và là hệ thống có thể được cài đặt bởi chính người sử dụng, không cần phải có một công ty trung gian.

Nhóm này cũng đang phát triển một phiên bản của phần mềm này cho iPhones, tuy nhiên nó vẫn chưa hoàn chỉnh.

Đối với Kohno, điểm nguy hiểm đi liền với các dịch vụ lần dấu laptop là sẽ không thể biết chắc được có ai đó ở công ty tạo ra phần mềm đó sẽ không lợi dụng việc có thông tin cá nhân của bạn – và sẽ tiếp cận vào những thứ trên laptop của bạn cho mục đích cá nhân. Hoặc, ông nói, những thông tin đó có thể sẽ được sử dụng để làm bằng chứng trong các phiên tòa.

Điều này khó có thể xảy ra, nhưng Kohno – trưởng dự án Adeona – đã chỉ ra vài ví dụ gần đây, khi các công ty sở hữu thông tin cá nhân của một vài người đã bị một là: buộc phải công bố trước tòa án hoặc hai là: thông tin bị đánh cắp bởi các nhân viên.

Tuy nhiên với Adeona, một người sử dụng chỉ phải cài đặt một phần mềm miễn phí có thể download được lên máy tính của họ, và sau đó tạo ra một bản sao chìa khóa ủy nhiệm mà phần mềm cung cấp. Họ sẽ phải giữ chìa khóa này trên, ví dụ USB, và sẽ phải đưa ra để lần dấu laptop nếu nó bị đánh cắp.

Về bản chất, Adeona hoạt động rất giống với dịch vụ như LoJack. Nhưng bởi vì việc lần dấu này không được thực hiện thông qua các máy chủ trung tâm, Kohno cho rằng, điều này sẽ bảo mật hơn và ít bị phụ thuộc vào những người trung gian ở các công ty.

Để cho chắc chắn, trong trường hợp máy tính của bạn bị đánh cắp, thông tin mà bạn có thể lấy từ Adeona sẽ không hẳn dẫn bạn trực tiếp tới nó. Nó sẽ gần như tiếp tục công việc do thám, Kohno cho hay.

Nhưng phần mềm này có sử dụng một vài phương pháp khác để lần dấu laptop, nhiều trong số đó có giúp việc lấy lại laptop nhanh hơn.

Cách đơn giản nhất là nó có thể phát địa chỉ IP nơi chiếc máy sử dụng, và người chủ sở hữu có thể sử dụng thông tin đó liên lạc với những người thực thi pháp luật để tìm ra địa chỉ cụ thể.

Thêm vào đó, nếu chiếc máy tính đó là Mac – ít nhất là một chiếc có gắn camera – phần mềm sẽ điều khiển chiếc camera đó cứ 30 giây chụp ảnh một lần hoặc tương tự như vậy.

Một số trường hợp thủ phạm ăn trộm máy tính đã bị Adeona chụp ảnh lại qua camera của máy tính Mac. Ảnh: adeona.cs.washington.edu.

Điều này có nghĩa là, người chủ sở hữu – nếu anh ta có chìa khóa nhận dạng được yêu cầu để kết nối với chiếc laptop – có thể lấy được ảnh của người đang sử dụng nó. Trong vài trường hợp, họ có thể nhận ra người đó là ai, nếu ví dụ nó bị ăn trộm bởi một người hàng xóm, đồng nghiệp hoặc một người nào đó mà họ quen.

Phần mềm này cũng có thể đánh hơi được SSID của hệ thống không dây mà kẻ trộm đang sử dụng, rất hữu dụng để lần ra được địa điểm của chiếc máy tính đó.

Dĩ nhiên, về vấn đề này, tính năng của Adeona và cả phần mềm lần dấu laptop khác có phát huy được tác dụng hay không còn phụ thuộc vào việc kẻ trộm có đủ kiến thức về công nghệ để có thể nhận ra và xóa bỏ phần mềm này hay không. Hơn nữa, như một câu hỏi trên trang Adeona đã chỉ ra, phần mềm này có thể bị lạm dụng bởi người chủ sở hữu để lần dấu bạn trai hay bạn gái mình đang làm gì với chiếc máy tính.

Nhưng trong phần lớn trường hợp, những người sử dụng nghi ngại với việc đặt sự riêng tư của mình vào tay các công ty trung gian, đã có thể sử dụng phần mềm Adeona như là một giải pháp thay thế.

Quan điểm của người viết là phần mềm này không phải dành cho tất cả mọi người và rằng nó yêu cầu phải có kiến thức về công nghệ mà một người sở hữu laptop thông thường khó có thể có. Nhưng đối với những người có đủ trình độ, với sản phẩm này họ có thể sử dụng một phần mềm nguồn mở mà không cần phải thông qua máy chủ của bất kỳ ai khác.

Để download phiên bản Adeona phù hợp với hệ điều hành của mình, bạn có thể truy cập vào địa chỉ http://adeona.cs.washington.edu/downloads.html

(Theo Vietnamnet/CNET)

Những phần mềm báo động bảo vệ laptop

Laptop rất nhẹ nhàng và dễ dàng di chuyển nên nó là thiết bị rất dễ bị đánh cắp. Có nhiều cách để bảo vệ laptop của mình, ngoài những cách thông thường như dùng khóa để cố định laptop thì bạn còn có thể nhờ đến sự trợ giúp của các phần mềm báo động…

Laptop ngày nay ngày càng hiện đại và đáp ứng được nhu cầu làm việc cũng như giải trí mọi lúc mọi nơi của người sử dụng. Khả năng linh hoạt, nhẹ nhàng và có thể mang theo bên mình mọi lúc mọi nơi luôn được các nhà sản xuất laptop chú trọng. Tuy nhiên, mặt trái của sự nhẹ nhàng và nhỏ gọn của laptop đó chính là khả năng bị mất cắp luôn ở mức cao. Mất cắp laptop luôn là “cơn ác mộng” đối với người dùng bởi vì chỉ cần 1 chút sơ sẩy là chiếc laptop, với trọng lượng chỉ vài kg đã dễ dàng bị kẻ gian đánh cắp và bỏ chạy trước khi bạn kịp phát hiện và đuổi theo.

Vậy làm cách gì để bảo vệ cho máy tính của bạn? Ngày nay, các laptop phần lớn đều có trang bị khóa chống trôm Kensinton Lock, giúp bạn cố định laptop với bàn làm việc của mình để không ai có thể mang máy tính sang vị trí khác được. Tuy nhiên trong trường hợp máy tính của bạn không được trang bị loại khóa bảo vệ này hoặc bạn chưa đủ điều kiện để sắm thêm cho mình loại khóa này, thì bạn có thể nhờ đến các phần mềm bảo vệ máy tính, vừa tiện lợi, vừa an toàn nhưng đặc biệt là hòan toàn miễn phí.

Bạn có thể tưởng tượng laptop của bạn cũng có một chuông báo động giống như ngôi nhà của mình vậy.

Với những tiện ích dưới đây, laptop của bạn cũng sẽ được trang bị một hệ thống báo trộm như 1 ngôi nhà hay 1 chiếc xe hơi đời mới, sẽ cảnh báo bạn bất cứ lúc nào có 1 tác động đến laptop hay bất cứ thiết bị nào của máy.

Laptop Alarm

Laptop Alarm là một chương trình sẽ phát ra một âm thanh rất to nếu một ai đó có ý định “sờ mó“  để đánh cắp chiếc laptop của bạn. Thậm chí nếu bạn để âm thanh trong laptop ở chế độ tắt tiếng, thì nó vẫn không bị ngăn cản, và vẫn phát ra âm thanh rất lớn đủ để ai cũng phải nghe thấy

Âm thanh sẽ được phát ra khi những trường hợp sau xảy ra:

– Một ai đó đang cố gắng tháo mất dây nguồn điện của laptop.

– Một ai đó đang cố gắng Shutdown hoặc Log Off hệ thống đang hoạt động.

– Một ai đó đang tháo rời chuột ra khỏi máy tính

– Một ai đó đang di chuyển chuột.

Với những trường hợp này, bạn có thể hoàn toàn yên tâm rằng dù chỉ 1 tác động nhỏ nhất xảy ra với laptop của mình thì bạn vẫn sẽ nhận được những lời cảnh báo tức thì.

Đầu tiên bạn download chương trình tại http://www.syfer.nl. Sau khi download, bạn có thể sử dụng chương trình ngay mà không cần cài đặt

Laptop Alarm rất dễ sử dụng. Để dùng nó, đầu tiên bạn phải khởi động chương trình, lựa chọn những kiểu tác động để chương trình kích hoạt báo động (bao gồm 4 kiểu đã nói ở trên), và  kích vào Lock Computer để chương trình bắt đầu quá trình bảo vệ laptop của bạn. Sau khi kích vào Lock Computer, máy tính sẽ yêu cầu bạn điền mật khẩu bảo vệ cho chương trình. Bạn chỉ có thể thoát khỏi trạng thái bảo vệ của chưong trình và hoạt động bình thường một khi bạn điền đúng mật khẩu đã được tạo ra.

Bạn cũng có thể click vào Sign up for SMS Credit Now tại giao diện chính của chương trình để đăng kí  tài khỏan để chương trình có thể gửi SMS đến số điện thoại của bạn kèm theo âm thanh cảnh báo. Tuy nhiên rất tiếc tính năng này chưa chính thức được hoạt động do phần mềm hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm. Rất mong tính năng này sẽ được đưa thêm vào 1 ngày không xa khi chương trình đã hòan thiện hơn.

A.L.A.R.M

Nếu bạn cảm thấy rằng chương trình ở trên mới chỉ trong giai đoạn thử nghiệm chưa đủ đảm bảo độ tin cậy và an tâm để giao chiếc laptop của mình dưới sự bảo vệ của nó thì bạn có thể nhờ đến tiện ích thứ 2 mang tên A.L.A.R.M. Khi được kích hoạt, nó hoạt động khá yên lặng ở trong khay hệ thống, cho đến khi bạn khóa toàn bộ công việc. Nhưng , nếu một ai đó có ý định tắt máy rồi đánh cắp laptop , thì nó sẽ phát ra một âm thanh rất to để báo động. Điểm nối bật của chương trình này so với chương trình trên đó là cho phép bạn tự chọn những âm thanh yêu thích để làm âm thanh cảnh báo.

Bạn có thể download chương trình hoàn toàn miễn phí tại đây

Đây là hai phương pháp có thể giúp bạn bảo vệ chiếc laptop của mình khỏi việc mất trộm. Với hai phương pháp này bạn có thể thở phào nhẹ nhõm khi cần di chuyển đâu đó mà không phải lo lắng về chiếc laptop hay không phải kè kè nó bên mình. Tuy nhiên thì phương pháp sử dụng phần mềm Laptop Alarm sẽ tốt hơn so ovới A.L.A.R.M, bởi vì nó sẽ cung cấp hình thức bảo vệ tối ưu hơn

Dĩ nhiên hai phần mềm này không hẳn có thể bảo vệ tuyệt đối cho laptop của bạn mà chỉ đơn giản là cảnh báo cho bạn biết mỗi khi laptop gặp nguy hiểm, nhưng nó có thể sẽ vô dụng nếu không có một ai ở gần đó có thể nghe thấy âm thanh đó. Do vậy, dù sao thì đề cao cảnh giác để có thể nhanh chóng bảo vệ chiếc laptop của mình vẫn là phương pháp hiệu quả nhất để bảo vệ laptop trước những kẻ trộm cắp.

10 thủ thuật bảo vệ laptop

10 thu thuat bao ve laptop

Dù bạn sử dụng laptop ở nhà hay bên ngoài thì áp dụng các bước sau sẽ giúp bảo vệ máy tính của bạn khỏi các nguy hiểm không dây.

Càng nhiều người sử dụng laptop như là chiếc máy tính chính trong công việc thì laptop càng dễ bị nguy hiểm trước những kẻ tấn công trong thế giới không dây rộng lớn. Đây là 10 thủ thuật giúp bạn bảo vệ và sử dụng tốt nhất một mạng không dây, cho dù bạn đang ở nhà hay ở văn phòng…

1. Hãy chắn chắn là bạn đang kết nối đúng mạng

Mặc dù điều này có vẻ hơi phi lý nhưng có rất nhiều kẻ cố tình đặt tên kết nối không dây là “Linksys” hoặc bằng những tên của các nhà cung cấp khác nhằm mục đích lừa những người ít thận trọng kết nối vào.

Laptop của bạn sẽ được thiết lập tự động kết nối tới một điểm truy cập SSID riêng biệt do mạng đó có sử dụng tên kết nối phổ biến, qua đó thu hút được nhiều người dùng không cảnh giác. Kẻ tấn công cũng có thể sử dụng một vài công cụ (ví dụ như AirJack) để ngắt kết nối người dùng ra khỏi kết nối đúng và sau đó chuyển kết nối tới mạng lừa đảo do chính hắn tạo ra.

Ảnh minh họa
Tránh các kết nối ngang hàng như Linksys trong ví dụ trên


Khi rơi vào trường hợp này, hãy chú ý tới các kết nối mạng hiển thị trên màn hình, đặc biệt là các biểu tượng khác thường ở kế bên kết nối. Biểu tượng đó giống đèn báo biểu thị một điểm truy cập, cho biết hai máy tính với các tín hiệu kết nối đã được kết nối ngang hàng với nhau. Bạn nên tránh các kết nối ngang hàng này. Trên màn hình cũng xuất hiện một biểu tượng khóa biểu thị rằng có hay không một điểm truy cập đang sử dụng giao thức mã hóa. Ở ảnh chụp màn hình trên (ví dụ sử dụng Window XP), thì mạng không dây là một điểm truy cập mã hóa, trong khi máy tính đã được kết nối lệch hướng tới một máy tính khác có tên “Linksys”.

Ảnh minh họa
Chọn tùy chọn chỉ truy cập vào các mạng cơ bản


Nếu như bạn lo lắng về vấn đề này, có một số bước có thể áp dụng bao gồm việc vô hiệu hoá các kết nối tự động và sử dụng một tên duy nhất cho mạng nhà bạn. Vào phần Wireless Networks, kích nút “Advance” và bỏ tuỳ chọn “Access point (infrastructure) networks only”

Nếu bạn đang dùng SP2, cấu hình các mạng không dây thành không tự động kết nối khi bằng cách vào phần “Connection” bên dưới Wireless Properties.

2. Bảo mật kết nối

Nếu bạn không thấy phiền khi chia sẻ toàn bộ mạng không dây với tất cả hàng xóm xung quanh, thì không cần phải thực hiện thủ thuật này và hãy để cho điểm truy cập mạng không được bảo mật.

Hãy chắc chắn rằng mạng không dây nhà bạn đã được bảo vệ với mã hóa WPA2 hay chưa. WPA2 là phương pháp mã hóa mạnh nhất, và cho dù cài đặt nó hơi khó khăn một chút nhưng nó giúp cho mạng nhà bạn tránh khỏi những con mắt nhòm ngó bên ngoài. Để hỗ trợ WPA2, bạn cần cài bản vá XP (và chạy trên SP2).

Thiết lập WPA2 ngay sau khi bạn đã cài bản vá, lưu ý tại mục thông tin mạng không dây hãy chọn WPA2-PSK từ trình đơn thả xuống.

Trường hợp bạn không thể chạy WPA2 trên tất cả các máy tại nhà, thì hãy thử các chương trình mã hóa khác. (“Mở” như trong hình chụp màn hình dưới đây có nghĩa là đang không có bất kì sự mã hóa nào chạy trên máy tính bạn). Khi thực hiện, hãy chọn mạng không dây được mã hóa nếu bạn muốn truy cập riêng và cần mật khẩu.

Ảnh minh họa
Mã hóa mạng ở nhà với WPA2

3. Tần số là gì?

Nếu muốn mạng không dây ở nhà đạt được tốc độ tốt nhất, hãy thiết lập các điểm truy cập sử dụng một kênh tần số khác với tần số của mạng hàng xóm. Tất nhiên là tần số này có thể thay đổi hàng ngày khi một có một thành viên mới tham gia hay khi hàng xóm lắp thêm thiết bị mới, do đó thật khó mà kiểm tra các mối nguy hiểm xung quanh và biết được ai đang trên tần số nào.

Mỗi bộ điều hợp không dây đều có phần mềm hiển thị trên màn hình nhưng thỉnh thoảng bạn phải tìm nó trên ổ cứng. Trên ảnh chụp màn hình dưới, chúng tôi sử dụng phần mềm hiển thị Linksys trên màn hình và thấy được mạng không dây đang được truyền phát trên kênh nào cùng với các thông tin khác như loại mã hóa nào đang được sử dụng và địa chỉ MAC của điểm truy cập.

Ảnh minh họa
Sử dụng tần số không dây không trùng với hàng xóm

Kênh tần số rất quan trọng bởi vì các mạng Wi-Fi có một lượng nhất định các dải băng tần có hiệu lực. Mỗi giao thức 802.11 (a,b,g và n) sử dụng các kết hợp tần số khác nhau cho phép nhiều thiết bị cùng truyền phát. (Moonblink đưa ra các tần số 802.11b giao diện đồ họa đẹp, được sử dụng nhiều nhất hiện nay).

Mặc dù 802.11b có 11 tần số khác nhau nhưng chỉ 3 trong số đó không trùng khớp nhau: 1,6 và 11. Kết quả là sẽ càng xấu hơn khi bạn thêm vào các thiết bị không dây, bởi vì ngoài việc trùng về tần số, sản phẩm 802.11n trên thực tế có thể gây cản trở các thiết bị 11b/g cũ hơn.

4. Phát hiện các tín hiệu mạnh nhất

Bạn thường xuyên phải lựa chọn mạng để kết nối. Và tất nhiên bạn sẽ chọn mạng có cường độ tín hiệu mạnh nhất có thể. Tín hiệu càng mạnh thì kết nối càng nhanh và bạn càng tốn ít thời thời gian lãng phí.

Trong những năm trước cũng có một vài người tự lắp các hệ thống ăng ten ngoài bằng các hộp cứng nhỏ để làm tăng độ tín hiệu nhưng kể từ khi các bộ điều hợp mạng không dây ra đời nó đã được tích hợp tốt hơn vào trong laptop, điều này khó thực hiện hơn. (Bạn sẽ phải mở laptop để xem liệu có thể tháo các dây dẫn của ăng ten hay không). Tốt nhất là nên sử dụng các thiết bị với bộ điều hợp 802.11g hoặc n.

Bạn sẽ không phải kết nối dây cho laptop, chỉ cần ngồi một chỗ và tìm một kết nối tốt nhất. Hãy quan sát vị trí lắp đặt, bạn sẽ có một lựa chọn chính xác. Thường thì bạn có thể truy cập các mạng không dây ở sân bay hay các quán café giải khát. Tất nhiên là sẽ thật tốt nếu vùng sóng Wifi rộng nhưng bạn cũng phải đề phòng trước những mối nguy thường trực trên những mạng không dây công cộng hiện nay.

5. Tắt bộ điều hợp mạng không dây khi vào ra ngoài

Bạn có thể tiết kiệm pin máy tính đồng thời cũng được bảo vệ tốt hơn bằng cách tắt các sóng Bluetooth.

Ngoài ra, bạn cũng nên tắt các tập tin được chia sẻ khi vào mạng công cộng. Để làm điều này, bạn vào bảng thông tin kết nối không dây và bỏ cả hai lựa chọn “Client for Microsoft Networks” và “File and Printer Sharing for Microsoft Networks”

Ảnh minh họa
Tắt các tập tin chia sẻ

Cuối cùng, tắt các thiết lập chia sẻ iTunes. Ở nhiều khách sạn, tôi có thể duyệt qua các thư viện nhạc và các thư mục chia sẻ được chia sẻ của những người khách khác. Tất nhiên bạn sẽ không hề mong muốn điều này xảy ra mới mình, vậy có thể tắt chúng tại iTunes” Preferences trong phần Sharing.

6. Sử dụng mã hóa toàn bộ ổ đĩa

Đồng thời cũng sử dụng phương pháp bảo vệ tốt hơn cho ổ USB. Bạn không bao giờ có thể biết khi nào thì ai đó ăn trộm dữ liệu hay đột nhập vào ô tô cũng như phòng riêng của bạn và đem theo laptop. Tôi thích dùng PGD Disk nhưng còn có nhiều công cụ khác hầu như không mất phí mà lại cung cấp rất nhiều chức năng bảo vệ. Thêm nữa, hãy sử dụng khoá an toàn khi bạn để laptop trong phòng khách sạn.

7. Khi gặp vấn đề kết nối mạng, hãy thử khởi động lại Window

Thỉnh thoảng Window bị xáo trộn và khởi động lại máy tính sẽ giúp ổn định lại kết nối mạng. Tôi không biết tại sao lại như vậy. Mac hầu như không gặp phải vấn đề này.

8. Hãy chắc chắn máy bạn có tường lửa đang hoạt động

Tôi sử dụng Kaspersky, nhưng có hàng tá các chương trình khác có khả năng bảo vệ laptop của bạn như là chương trình miễn phí AVG hay Zone Alarm. Bạn cần phải sử dụng chúng nếu như không muốn gặp phải bất kì nguy hiểm nào khi vào mạng. Window đã tích hợp sẵn tường lửa từ bản XP SP2 nhưng không bản nào kể cả bản Vista tốt bằng cách sử dụng một phần mềm thứ 3 khác.

9. Chọn lọc điểm kết nối và nhà cung cấp cẩn thận

Khi đi du lịch, đầu tiên bạn nên thử dùng mạng miễn phí ở khách sạn hay các thư viện công cộng. Nếu không sẽ phải tìm một nơi nào đó có các dịch vụ T-Mobile bởi vì nơi đó được đảm bảo an toàn tốt và cũng hỗ trợ các kết nối được mã hóa. Rất nhiều sân bay ngày nay tính phí cho mỗi truy cập của bạn nhưng hãy lưu ý đến mẹo thứ 4 khi tìm một nhà hàng hay những nơi khác mà ở đó bạn được truy cập miễn phí.

Ảnh minh họa
Vô hiệu hóa các kết nối tự động vào mạng không dây

10. Đừng chấp nhận các SSL và khóa SSH công cộng

Trước khi chấp nhận cái gì bạn hãy tìm hiểu rõ cái đó. Đừng đăng nhập vào một điểm kết nối công cộng cung cấp cho bạn những thông tin không hợp lệ và trông mong bạn truy cập vào đó.

Lời cuối

Thực hiện theo 10 thủ thuật nhỏ trên là bạn đã bảo vệ laptop của mình trước phần lớn các tình huống có thể xảy ra và có thể cân bằng sự thuận lợi của việc sử dụng mạng không dây